Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba giai đoạn lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ). Vậy hôm nay các bạn hãy cũng Lebbon Investment tìm hiểu về các khái niệm này nhé!
1. Giai đoạn suy thoái của chu kỳ kinh tế
Đây là pha thu hẹp của chu kỳ kinh tế, sản lượng thực tế từ vị trí đỉnh, cao hơn sản lượng tiềm năng xuống dưới sản lượng tiềm năng và tiến tới đáy của chu kỳ. Khi có suy thoái thì sẽ xảy ra các hiện tượng như sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường vốn thu hẹp, dẫn đến hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội. Khi sản lượng ngừng suy giảm và bắt đầu tăng trưởng trở lại thì điểm thấp nhất của sản lượng là đáy của chu kỳ.
Suy thoái là pha thu hẹp của chu kỳ kinh tế, sản lượng thực tế tiến về đáy chu kỳ.
Trong một số trường hợp, suy thoái kinh tế diễn ra trầm trọng và kéo dài thì có thể chuyển thành khủng hoảng kinh tế.
Nguyên nhân của suy thoái kinh tế: chính sách tiền tệ yếu kém dẫn đến giảm phát hoặc lạm phát, giá dầu, thời tiết, chiến tranh, dịch bệnh…
Một cuộc suy thoái được coi là bắt đầu khi nền kinh tế trải qua 2 quý liên tiếp với tình trạng tăng trưởng GDP thực tế âm.
2. Giai đoạn khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế là đáy của chu kỳ suy thoái kinh tế. Có 3 loại khủng hoảng kinh tế:
- Khủng hoảng thừa: Cung vượt quá cầu với số lượng lớn. Khủng hoảng thừa xảy ra khi có những đột phá hoặc chuyển dịch của nền kinh tế (ví dụ: cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh). Khi đó, hàng sản xuất được số lượng lớn và vượt tổng cầu, từ đó có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng.
- Khủng hoảng thiếu: Nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu của người dân dẫn đến vật giá leo thang. Nguồn gốc của khủng hoảng thiếu đến từ việc gia tăng dân số quá nhanh, đầu vào nguyên liệu tăng dẫn đến hạn chế sản xuất, thiên tai dịch bệnh, …
- Khủng hoảng nợ: Khi chính phủ không có khả năng trả nợ. Thông thường để giải quyết nợ thì các Chính phủ thực hiện tăng thuế
Khủng hoảng kinh tế được chia thành 3 loại cơ bản.
Trong hầu hết các trường hợp, khủng hoàng kinh tế bắt nguồn từ khủng hoàng tài chính hoặc khủng hoảng tiền tệ. Các dấu hiệu của khủng hoàng tài chính là: sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và vỡ bong bóng tàic hính, khủng hoàng tiền tệ và nợ quốc gia.
3. Giai đoạn phục hồi của nền kinh tế
Đây là pha mới của nền kinh tế, các chỉ số kinh tế từ đáy khủng hoảng và suy thoái bắt đầu đi lên và tạo dựng các đỉnh mới. Vào giai đoạn này, sản lượng tổng sản phẩm quốc nội đi từ đáy, dưới tiềm năng lên trên tiềm năng và tiến tới đỉnh mới. Trong giai đoạn này, sản lượng bắt đầu tăng trở lại, tỷ lệ thất nghiệp giảm, thu nhập tăng, nguồn cung hàng hoá tăng, tỷ lệ hàng tồn kho giảm.
4. Giai đoạn hưng thịnh của nền kinh tế
Đây là một giai đoạn khi GDP thực tế tăng trưởng trong hai quý liên tiếp trở lên, chuyển từ giai đoạn đáy lên đỉnh. Giai đoạn hưng thịnh thường đi kèm với sự gia tăng về việc làm, niềm tin của người tiêu dùng và thị trường vốn. Giai đoạn hưng thịnh liên quan đến sự phục hồi kinh tế.