Lạm phát được hiểu là sự gia tăng của giá cả trong thị trường. Các nhà kinh tế sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để đo lường lạm phát, và lạm phát có ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường chứng khoán.
Lạm phát là gì
Lạm phát là thuật ngữ dùng để chỉ mức giá của hàng và dịch vụ tăng lên theo thời gian (so với 1 thời kỳ đã được xác định trước đó). Trong đó có 2 nguyên nhân chính gây ra lạm phát:
- Lạm phát do cầu kéo: Lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng. Giả sử bình thường bạn mua một chiếc áo với giá 100.000 đồng, nhưng do lượng áo phân phối ra thị trường không đủ đáp ứng nhu cầu. Khi đó chiếc áo trở nên khan hiếm và giá của nó sẽ tăng lên cao hơn mức bình thường.
- Lạm phát do chi phí đẩy: Để tạo ra một sản phẩm, nhà máy cần có các loại nguyên vật liệu. Khi một nguyên vật liệu tăng giá lên cao thì chi phí để sản xuất sản phẩm tăng theo. Từ đó gia cả của sản phẩm cũng phải tăng để đảm bảo lợi nhuận cho công ty. Đó là lạm phát do chi phí đẩy.
Lạm phát là thuật ngữ dùng để chỉ mức giá của hàng và dịch vụ tăng lên theo thời gian.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
CPI (Consumer Price Index) là chỉ số đo lường mức giá trung bình của hàng hoá, dịch vụ được mua bởi người tiêu dùng điển hình trong một khoảng thời gian xác định. Như vậy chỉ số CPI sẽ phản ánh sự thay đổi tương đối về mức giá hàng tiêu dùng theo thời gian và tính bằn phần trăm %. CPI là thước đo của lạm phát.
Sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng sẽ gây ra tình trạng lạm phát hoặc giảm phát. Nếu giá cả tăng đến mức không thể kiểm soát thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát. Còn trường hợp giá cả sụt giảm do sụt giảm tổng cầu dẫn đến hiện tượng giảm phát – suy thoái kinh tế – thất nghiệp tràn lan. (Giảm phát có thể lấy ví dụ khi giãn cách xã hội do dịch Covid dẫn đến nhu cầu ăn uống, mua sắm, tổng cầu trong một số lĩnh vực cụ thể giảm mạnh, dẫn đến hàng hóa có không bán được, giá cả bắt buộc phải hạ thì khi đó gọi là giảm phát).
Các chính sách giúp giảm lạm phát
- Giảm lượng tiền giấy lưu thông để giảm bớt lượng tiền nhàn rỗi dư thừa
- Phát hành trái phiếu
- Tăng lãi suất tiền gửi
- Giảm sức ép lên giá cả hàng hoá, dịch vụ
- Thi hành chính sách tài chính thắt chặt
- Tạm hoãn các khoản chi chưa cần thiết
- Cân đối lại ngân sách Nhà nước
- Cắt giảm chi tiêu
- Tăng quỹ hàng hoá tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong lưu thông
- Khuyến khích tự do mậu dịch
- Giảm thuế quan
- Các biện pháp hàng hoá từ ngoài vào
- Đi vay viện trợ nước ngoài và cải cách tiền tệ
Lạm phát chủ yếu thể hiện qua mức cung tiền đối với nền kinh tế, do đó để kiểm soát tình hình lạm phát cần có những giải pháp tác động vào mức cung tiền như áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, kiểm soát lãi suất cho phù hợp với những tình huống khác nhau của thị trường, tập trung chính sách tín dụng vào những hoạt động kinh tế trọng yếu.
Chỉnh phủ thường áp dụng đa dạng các chính sách nhằm giảm lạm phát.
Mối quan hệ giữa lạm phát và thị trường chứng khoán
Đối với thị trường chứng khoán, khi lạm phát (giá mặt hàng tiêu dùng cao lên) sẽ làm mức lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố cũng sẽ cao lên, nhằm đảo bảo lãi suất thực dương. Khi lãi suất tiết kiệm cao lên, sự hấp dẫn của thị trường chứng khoán giảm xuống do nhiều khách hàng sẽ lựa chọn việc gửi tiết kiệm ngân hàng, từ đó giá cổ phiếu sụt giảm (Cung cổ thì nhiều mà cầu mua cổ thì ít.)